Giỏ hàng

Ưu điểm của ghế thư giãn bạn cần biết

Ghế thư giãn là gì?

 

Ghế thư giãn là loại ghế kết hợp giữa ghế ngồi và giường nằm giúp nâng đỡ lưng và cột sống mà không cần hệ thống nâng, xoay phức tạp. Phần lớn thiết kế ghế thư giãn đều có phần tựa lưng dài kết hợp với tay vịn chắc chắn. Kiểu thiết kế này giúp cho người ngồi có được tư thế thư thái nhất để thư giãn, hạn chế tình trạng đau lưng, mỏi vai gáy một cách tối đa.

 

 

 

Ghế thư giãn thường kết hợp cùng sofa văng, sofa góc,... để tạo điểm nhấn độc đáo cho căn phòng. Ngoài ra, bạn có thể đặt ở ban công để có khoảng thời gian đọc sách, uống tách cafe thoải mái. Hay đặt trong phòng ngủ đọc sách, phòng làm việc để tiện nghỉ ngơi.

 

Ghế thư giãn được làm từ những chất liệu cao cấp như các loại gỗ, da thật hoặc giả da hay mây tre thủ công,... Có như vậy ghế thư giãn mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ là đem đến cho chủ nhân của chúng sự thư giãn tuyệt đối.

 

Ưu, nhược điểm của một số loại ghế thư giãn

 

 

Ghế thư giãn gỗ

 

 

Ghế thư giãn gỗ là kiểu thiết kế ghế truyền thống được người già đặc biệt ưa chuộng.

 

Ghế gỗ thư giãn cao cấp

 

 

a. Ưu điểm

 

  • Dễ dàng di chuyển vì kiểu ghế này thường được lắp thêm bánh xe.
  • Dễ dàng thay đổi được nhiều góc độ ở lưng ghế giúp lưng của bạn luôn có được cảm giác thoải mái trong quá trình sử dụng.
  • Luôn cảm thấy mát mẻ, thông thoáng dù nằm trong thời gian khá dài.
  • Độ bền và tuổi thọ ghế gỗ thư giãn có thể nói là cao nhất trong các loại ghế thư giãn hiện nay.
  • Dễ dàng làm vệ sinh và bảo quản.

 

 

b. Nhược điểm

 

  • Khá cứng nên khi mới lần đầu nằm sẽ thấy không thoải mái.
  • Ít mẫu mã, màu sắc.

 

 

Ghế thư giãn bọc đệm

 

 

Ghế thư giãn bọc đệm ra đời nhằm khắc phục hoàn toàn nhược điểm của ghế gỗ thư giãn.

 

Ghế thư giãn nhập khẩu F-VIP034-1 bọc vải cao cấp

 

 

a. Ưu điểm

 

  • Tạo cảm giác ấm áp, êm ái cho người sử dụng.
  • Màu sắc, kiểu dáng đa dạng, thiết kế bắt mắt, phù hợp với nhiều phong cách không gian phòng, thỏa mãn nhu cầu khác nhau của mỗi khách hàng.
  • Giá cả phải chăng, phù hợp với từng khách hàng ở nhiều phân khúc từ thu nhập thấp đến cao.
  • Độ bền và tuổi thọ cao.

 

 

b. Nhược điểm

 

  • Nằm lâu sẽ có cảm giác khó chịu, bí nóng ở phần lưng nhất là vào mùa hè.
  • Khó vệ sinh, lau chùi hơn ghế thư giãn gỗ.

 

 

3. Cách chọn mua ghế thư giãn

 

 

Nếu bạn đang muốn sở hữu mua một chiếc ghế thư giãn đẹp, chất lượng phù hợp với ngôi nhà của mình hãy lưu ý một số điều sau đây:

 

  • Kiểu dáng: Ghế thư giãn có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Bởi vậy, bạn hãy căn cứ vào nhu cầu sử dụng, sở thích, diện tích phòng, phong cách nội thất,... để lựa chọn được kiểu dáng sao cho phù hợp nhất.
  • Màu sắc: cần phối hợp với màu sắc hài hòa cho không gian nhà ở. Điều này sẽ tạo ra một hiệu ứng rất mạnh mẽ giúp phát huy được công dụng của ghế thư giãn, mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu.
  • Chất liệu: Ghế thư giãn thường sử dụng gỗ, da thật hoặc da giả, vải nỉ, vải nhung,... Mỗi chất liệu sẽ có những ưu, nhược điểm riêng biệt nên việc lựa chọn chất liệu ghế phụ thuộc vào sở thích, tài chính, phong cách nội thất, nhu cầu thư giãn của bản thân và gia đình.
  • Vị trí đặt: Việc chọn ra một chiếc ghế thư giãn đặt ở phòng ngủ khác hoàn toàn với việc tìm một chiếc ghế thư giãn cho phòng khách, văn phòng hay ban công. Vì vậy, bạn hãy xác định rõ ràng vị trí đặt để lựa chọn được mẫu ghế phù hợp nhất.
  • Đối tượng sử dụng: Mỗi đối tượng sử dụng sẽ có sở thích và nhu cầu sử dụng khác nhau. Ví dụ: người trẻ tuổi nên chọn mẫu ghế có thiết kế rẻ trung, hiện đại và màu sắc tươi sáng còn người già nên chọn kiểu dáng đơn giản, truyền thống và màu sắc trầm tính hơn. Ngoài ra, giới tính cũng đóng vai trò quyết định sự khác nhau giữa việc lựa chọn ghế thư giãn.

 

 

Trên đây là những thông tin bạn cần nắm bắt nếu muốn mua mẫu ghế thư giãn đẹp, chất lượng tốt và phù hợp nhất với gia đình. Bạn có thể tham khảo thêm dòng ghế thư giãn hay các sản phẩm nội thất phòng khách khác tại website https://www.noithatfplus.com/ để nhận được hỗ trợ và tư vấn của nhân viên Fplus.

 

 

Xem thêm bài viết:  " Chất liệu làm ghế thư giãn là gì? ưu nhược điểm từng loại? "

 

 

BTV Hiền Phạm


Cũ hơn Mới hơn


Facebook Youtube Google+ Pinterest Zalo Top
chat zalo
Chat Zalo
chat facebook
Chat Facebook
CHAT